“Hội quán mai vàng” đặt trụ sở tại Khu phố 4, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Hội quán có 18 thành viên, lĩnh vực sản xuất: trồng và kinh doanh cây Mai vàng; các loại cây cảnh, bonsai; trong đó cây thế mạnh, chủ lực là Mai vàng. Các thành viên tham gia Hội quán dựa trên 5 tiêu chí: cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng sự chia sẻ; cùng trách nhiệm; cùng hưởng lợi. Đây là mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu của Nông nghiệp đô thị, hướng đến xây dựng thương hiệu mai vàng Bình Phước, xây dựng mô hình du lịch cộng đồng.
Lễ ra mắt “Hội quán mai vàng”
Việc thành lập hội quán giúp các thành viên thắt chặt mối quan hệ, đoàn kết, tạo điều kiện cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp và nông dân kết nối chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, văn hóa, xã hội; liên kết sản xuất, chế biến theo chuỗi giá trị tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao gắn với thị trường tiêu thụ và xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh. Qua các hoạt động của Hội quán góp phần giúp người nông dân thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với thị trường hàng hóa, lấy chất lượng là tiên phong; phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, cách làm hay trong sản xuất.
Theo Hội Nông dân huyện Chơn Thành trên địa bàn huyện hiện có khoảng 150 người có đam mê và trồng các loại cây cảnh, số lượng người trồng và kinh doanh cây mai vàng ngày càng nhiều với diện tích trồng khoảng 30ha.
Bà Đào Thị Lanh, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh tặng hoa chúc mừng lễ ra mắt
Đỗ Trình
Tác giả bài viết: Tổng hợp từ Chơn Thành Đổi mới và phát triển!
Ý kiến bạn đọc