Toàn dân tích cực tham gia phòng, chống tội phạm mua bán người
Lượt xem: 277
Tội phạm mua bán người ngày càng diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn tinh vi, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người. Bắt đầu từ năm 2013, Liên hợp quốc chọn ngày 30/7 hàng năm là “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người”. Từ năm 2016, Việt Nam đã lấy ngày 30/7 hằng năm là “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” theo Quyết định số 793/QĐ-TTg, ngày 10/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc. Chủ đề Ngày phòng, chống mua bán người năm 2024 là “Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau cuộc chiến phòng, chống mua bán người”

 

Trong thời gian vừa qua, tình hình tội phạm nói chung và tội phạm mua, bán người nói riêng trên địa bàn thị xã Chơn Thành diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt đã gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự địa phương. Thống kê 06 tháng đầu năm 2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Chơn Thành đã tiếp nhận 02 nguồn tin về tội phạm mua bán người. Đã điều tra làm rõ, khởi tố 01 vụ - 04 đối tượng về tội mua bán người dưới 16 tuổi; đang kiểm tra xác minh 01 vụ - 01 đối tượng về hành vi mua bán người dưới 16 tuổi. 

anh tin bai

Các đối tượng thực hiện hành vi mua bán người bị Công an thị xã Chơn Thành bắt giữ, xử lý

Tội phạm mua bán người đã trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người mà đối tượng bị tác động chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Người phạm tội mua bán, người có thể là người lạ, bạn bè hoặc người quen, thậm chí cả người thân. Thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người cơ bản vẫn là:

Hứa hẹn giới thiệu việc làm nhàn hạ, có thu nhập cao tại các cơ sở kinh doanh Karaoke, masage, quán cà phê, sau khi lừa được nạn nhân đồng ý thì tổ chức bán cho chủ cơ sở để lấy tiền dưới vỏ bọc là tiền môi giới việc làm.

Chỉ dẫn nạn nhân có hoàn cảnh éo le, khó khăn về kinh tế đi ra nước ngoài để lao động, học tập, lấy chồng nước ngoài. Khi nạn nhân ra nước ngoài các đối tượng sẽ bán nạn nhân cho các đối tượng tại nước ngoài.

Hậu quả đối với nạn nhân bị mua, bán là bị tước mất quyền công dân và quyền con người; bị bóc lột sức lao động, làm những công việc nặng nhọc, quá sức; bị cưỡng bức, bóc lột tình dục; có nguy cơ bị mắc các bệnh lây truyền tình dục, HIV/AIDS; tinh thần suy sụp, lo âu, sợ hãi; mặc cảm, bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống; khó hoà nhập với cuộc sống và cộng đồng; dễ sa vào các tệ nạn xã hội hoặc trở thành kẻ tiếp tay cho tội phạm mua bán người; bị hành hạ đánh đập tàn nhẫn; bị thương tích, tàn phế suốt đời, thậm chí tử vong.

Hậu quả đối với gia đình nạn nhân là bị khủng bố tinh thần do đòi tiền chuộc, các thành viên trong gia đình sống trong lo âu, mặc cảm; người thân đi tìm người nhà dễ có nguy cơ trở thành nạn nhân; tốn kém tiền bạc, thời gian và sức lực để tìm kiếm người thân; hạnh phúc bị tan vỡ, con cái thiếu sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ.

Hậu quả đối với xã hội là gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự xã hội; gây lo lắng bất an trong nhân dân, tăng gánh nặng kinh tế của địa phương trong việc giải quyết hậu quả của tội phạm buôn người.

Bắt đầu từ năm 2013, Liên hợp quốc chọn ngày 30/7 hàng năm là “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người”. Từ năm 2016, Việt Nam đã lấy ngày 30/7 hằng năm là “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” theo Quyết định số 793/QĐ-TTg, ngày 10/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc.

Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:

Các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác đều bị xử lý theo quy định tại Điều 150 Bộ luật hình sự có khung hình phạt cao nhất đến 20 năm tù, ngoài ra có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Các hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;  Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác hoặc để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác đều bị xử lý theo quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự có khung hình phạt cao nhất đến 20 năm hoặc tù chung thân, ngoài ra có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Các hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 154 Bộ luật Hình sự có khung hình phạt cao nhất đến tù chung thân. Ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra người phạm tội mua, bán người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi liên quan các tội danh như: Bắt, giam, giữ người trái pháp luật; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác; tội bức tử; tội hiếp dâm; tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; tội làm nhục người khác; tội tổ chức, môi giới cho người xuất cảnh, nhập cảnh trái phép….

Để phòng, chống tội phạm mua, bán người, mỗi người dân đặc biệt là phụ nữ và trẻ em hãy cảnh giác với những người không quen biết, không được tự ý bỏ nhà theo người khác mà không báo cho gia đình biết, cần cân nhắc và thảo luận với cha mẹ, người thân trước khi đi tìm việc, cần được biết địa chỉ, số điện thoại nơi mình đến và phải có cam kết lao động được chính quyền tại địa phương nơi lao động, làm việc công nhận.

Tích cực phòng, chống tội phạm mua, bán người là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn dân và toàn xã hội. Mỗi người dân hãy chung tay đoàn kết, hành động vì sự an toàn của mỗi người, mỗi gia đình, vì tương lai tốt đẹp của toàn xã hội. Khi phát hiện tội phạm mua, bán người đề nghị người dân trình báo ngay với cơ quan Công an xã, phường nơi gần nhất hoặc trực ban Công an thị xã Chơn Thành số điện thoại 0271.3668.323 để được tiếp nhận, hỗ trợ và điều tra xử lý theo quy định pháp luật.

 

 

 

Đăng Cảnh - Tất Hiển - CATX Chơn Thành
  Trang chủ |  Kinh tế |  Văn hóa - xã hội |  Xây dựng Đảng | An ninh - Quốc phòng | Cải cách hành chính |  MTTQ & Đoàn thể  

 

Cổng thông tin điện tử UBND Thị xã Chơn Thành

 Địa chỉ: khu phố Trung Lợi - phường Hưng Long - thị xã Chơn Thành - tỉnh Bình Phước

Chịu trách nhiệm nội dung: Văn phòng HĐND&UBND thị xã Chơn Thành

 Điện thoại: 02713.660.099

 Email: ubnd.txct@binhphuoc.gov.vn

Ghi rõ nguồn "chonthanh.binhphuoc.gov.vn" và dẫn đến URL nguồn tin khi phát hành từ website này

Thiết kế bởi VNPT Bình Phước | Quản trị

image banner